Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của người Việt. Những người sành về cà phê không chỉ đơn thuần thưởng thức mà còn cảm nhận hương vị đặc trưng của mỗi loại. Một trong những loại cafe khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay là cà phê Robusta. Vậy đặc điểm của loại cafe này như thế nào?
Sơ lược về cà phê Robusta
Cà phê Robusta còn được biết đến với tên gọi khác là Coffea Canephora. Ở Việt Nam Robusta còn có tên gọi là cà phê Vối. Điểm khác biệt của loại cà phê này là hàm lượng caffein cao, chiếm từ 3% đến 4%. Trong khi đó, cafe Arabica chỉ chiếm từ 1% đến 2%.
Xu hướng trồng cà phê Robusta ngày càng phát triển nhờ những lợi ích kinh tế lớn. Cây cafe Robusta chỉ cần từ 3 đến 4 tuổi đã có thể bắt đầu thu hoạch. Tuổi thọ của cây kéo dài từ 20 đến 30 năm
Nguồn gốc lịch sử của cafe Robusta
Cây cà phê Robusta lần đầu tiên được phát hiện ở Congo những năm 1800. Sau đó, giống cây này được tự nhiên hóa tại nhiều quốc gia như Borneo, Polynesia, Costa Rica, Nicaragua, Jamaica,… Cây cafe Robusta du nhập đến Đông Nam Á vào năm 1900 và được nhân giống, trồng trọt rộng rãi.
Robusta cũng dần du nhập và được trồng phổ biến tại Việt Nam. Với khí hậu nóng ẩm, độ cao phù hợp và thổ nhưỡng màu mỡ. Chính vì thế, loại cây này phát triển rất tốt và cho năng suất cao mỗi năm.
Sản lượng chiếm khoảng 30% sản lượng cafe của thế giới, trải khắp Tây và Trung Phi, Đông Nam Á, các vùng của Nam Mỹ.
Đặc điểm sinh học cây cà phê Robusta
Cà phê Robusta phù hợp để trồng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Cây thường được trồng ở độ cao dưới 1000m so với mực nước biển. Nhiệt độ lý tưởng dao động từ 24 đến 29 độ C. Đây là loại cây ưa nước với yêu cầu lượng mưa hàng năm trung bình trên 1000mm. Đặc biệt, so với cà phê thông thường, cây cafe Robusta phải được trồng trong điều kiện ánh sáng thuận lợi hơn.
Robusta có chiều cao thân cây từ 4,5 – 6,5m. Nói đến cafe Robusta, người ta thường đề cập tới tính kháng bệnh của cây trồng. Khác với những loại cây trồng thông thường, cây cafe Robusta sở hữu một số đặc điểm giúp chống chịu bệnh tốt nhất.
Cây có thể kháng mầm bệnh, hạn chế tình trạng sâu đục thân trắng hay tuyến trùng xâm nhập. Người dân không cần tốn quá nhiều công sức, chi phí trong việc diệt trừ sâu bệnh. Bên cạnh đó, cây còn cho năng suất cao, đem lại lợi ích hấp dẫn cho bà con.
Vùng trồng cà phê Robusta ở Việt Nam
Các tỉnh trồng cafe Robusta phổ biến nhất gồm có Đăklăk, Đăk Nông, Lâm đồng, Gia Lai với diện tích lên đến 90% trên tổng diện tích canh tác cà phê.
Những tỉnh nói trên ở Việt Nam sở hữu diện tích lớn đất đỏ bazan trù phú. Loại đất này có độ tơi xốp cao, khả năng giữ nước tốt. Điều kiện khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng thuận lợi cũng góp phần giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Hằng năm, người ta lại thu hoạch sản lượng lớn hạt cà phê Robusta từ đây và phân phối đến các tỉnh thành khác tại Việt Nam và trên thế giới.
Diện tích trồng lớn (khoảng 550,000 ha) đủ để cung cấp cho thị trường trong nước lẫn nước ngoài. Giá của loại cà phê này trên thế giới chỉ bằng 1 nửa so với giá cà phê Arabica cho nên rất cạnh tranh so với các nước xuất khẩu cà phê khác.
Đặc điểm hương vị cafe Robusta
Hàm lượng caffein trong hạt cafe Robusta rất cao. Như đã giới thiệu ở trên, lượng caffein của hạt cà phê này dao động trung bình từ 3% đến 4%. Chất béo và lượng đường của cà phê cũng thấp hơn so với những loại khác.
Nếu như là người sành về cà phê, bạn sẽ nhận thấy những điểm đặc trưng của cafe Robusta so với những dòng khác trên thị trường. Cà phê Robusta có vị ít chua hơn so với cà phê Arabica. Ngoài ra, cafe Robusta còn kèm theo vị đắng và chát đặc trưng.
Kết hợp Robusta và Arabica cho ly cà phê ngon
Khi thưởng thức cà phê, tùy theo quan điểm, sở thích mà mỗi người thường lựa chọn, pha trộn các loại hạt cà phê nguyên chất khác nhau. Cafe Robusta được đánh giá khá đầm, đắng. Đó là lí do tại sao người ta thường kết hợp Robusta với những loại cà phê khác.
Có thể nói, Robusta và Arabica là sự kết hợp tuyệt vời. Có nhiều tỉ lệ để pha trộn 2 loại cà phê này chẳng hạn như 7:3, 3:7, 5:5. Người uống có thể lựa chọn tỉ lệ pha tuỳ vào sở thích và khẩu vị của mình. Nếu thích vị đắng, đầm thì hãy trộn nhiều cafe Robusta một chút. Ngược lại, bạn nên thêm Arabica nhiều hơn khi muốn thưởng thức một tách cà phê dịu nhẹ.
Robusta có đặc trưng đắng, đầm, không chua, rất thích hợp pha phin cho gu vị truyền thống. Hiện nay, khách hàng đã có thể dễ dàng thưởng thức cà phê nguyên chất tại nhà mình.