Từ đầu thế kỷ 20 Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới mang lại nguồn thu đáng kể cho nền kinh tế Việt. Tại Buôn Ma Thuột còn có một bảo tàng cà phê để du khách có thể tìm hiểu về văn hóa cà phê của Việt Nam cũng như thế giới.
Tọa lạc tại đường Nguyễn Đình Chiểu, thuộc phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột đến với Bảo tàng cà phê Buôn Ma Thuột du khách sẽ được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo. Một không gian văn hóa cà phê rộng lớn bao gồm không gian trưng bày bảo tàng, không gian thư giản, không gian triễn lãm, không gian thư viện ánh sáng, không gian thưởng lãm cà phê, không gian hội thảo.
Ảnh: Internet
Đây là công trình nằm trong khuôn viên Dự án Thành phố cà phê rộng hơn 45ha. Bảo tàng cà phê được xây dựng nương theo lối kiến trúc nhà dài. Lấy cảm hứng từ ngôi nhà dài của người Ê-đê và mái nhà rông Tây Nguyên. Giữa khung cảnh bạt ngàn xanh ngắt của núi rừng Tây Nguyên sự hiện diện của năm dãi nhà to lớn khiến cho khung cảnh càng trở nên hùng vĩ. Bảo tàng nổi bật với phần phần bên ngoài được ốp hòan toàn bằng đá Bazan núi lửa có từ hàng trăm năm vô cùng độc đáo.
Ảnh: Internet
Bảo tàng cà phê Buôn Ma Thuột có hơn 10.000 hiện vật liên quan tới cà phê nhiều hiện vật có niên đại cổ xưa
Đặc biệt là những máy nông cụ dùng trong công đoạn chế biến cà phê như máy phân loại cà phê, xay cà phê, rang cà phê… Từ thời chưa có điện, vận hành hoàn toàn cơ học. Còn lại được lấy nguồn cảm hứng cũng như thiết kế từ bảo tàng Jens Burg của Đức. Đó là những dụng cụ và bộ sưu tập trong quá trình sản xuất cà phê của quốc gia có sản lượng lớn nhất trên thế giới.
Ảnh: Internet
Ngoài ra còn có bộ sưu tập các loại bình, ấm, dụng cụ pha chế và đựng cà phê cũng vô cùng phong phú và thú vị. Với nhiều chất liệu như kim loại, gốm, sứ, thủy tinh. Nhiều dụng cụ được chế tác tinh xảo như những tác phẩm nghệ thuật và mang đậm dấu ấn văn hóa bản địa. Ghé thăm bảo tàng cà phê Buôn Ma Thuột bạn không chỉ được chiêm ngưỡng bộ sưu tập từ bảo tàng của nước Đức. Mà còn được tận mắt chứng kiến đủ các loại công cụ trong quá trình sản xuất cà phê được nhiều du khách thích thú.
Ảnh: Internet
Bảo tàng được trang trí ấm cúng và gần gũi. Với những hiện vật được trưng bày phía trên lối đi phân theo từng khu vực. Nhưng khác biệt là không được để trong tủ kính như những bảo tàng khác. Đến với bảo tàng cà phê du khách không chỉ được chiêm ngưỡng ngưỡng hiện vật mà còn được vận động các giác quan khác như nếm, ngửi, nghe, hay chạm. Bức tường ở sảnh trưng bày những bức ảnh liên quan tới quá trình xây dựng công trình và các hoạt động ở công trình.
Ảnh: Internet
Là một bảo tàng sống nên từ khi khánh thành, nơi đây đã tổ chức rất nhiều sự kiện
Các triển lãm chuyên đề “Cà phê & sự quay về nguồn cội” (tháng 3/2020), “Cà phê & sự khai sáng nhân văn” (tháng 6/2020), “Cà phê & sự giao thoa Đông Tây” (tháng 9/2020), “Cà phê – năng lượng của nền kinh tế tri thức” (tháng 11/2020). Các sự kiện văn hóa như hội thi ủ rượu cần Ê Đê, giao lưu văn hóa thổ cẩm Ê Đê và Batik Indonesia, nghệ thuật xếp giấy Origami, ngày hội thả diều – thả ước mơ…
Ánh sáng tự nhiên được khai thác từ đỉnh mái và cửa sổ đầu hồi. Những khe sáng dẫn dắt như những nét vẽ hình dáng mặt bằng. Chất liệu chủ đạo tạo nên các không gian kiến trúc là bê tông trần và gỗ; mang vẻ đẹp hoang dã và mộc mạc, đậm chất Tây Nguyên. Cùng với các không gian trưng bày liên quan đến cà phê, hình ảnh văn hóa Tây Nguyên cũng được tái hiện trong bảo tàng.
Ảnh: Internet
Một trải nghiệm thú vị khác khi tới bảo tàng cà phê Buôn Ma Thuột đó là không gian thiết kế 360 độ, với toàn bộ đồ vật được trưng bày đều là hình ảnh 3D tạo không gian huyền ảo. Dù dừng chân ở bất kỳ đâu tại bảo tàng cà phê bạn cũng đều có nhưng tấm ảnh sống ảo vô cùng chất lượng. Đây là một địa điểm không thể bỏ lỡ cho những ai yêu thích và phê hay muốn tìm hiểu về nó.
Hà Oanh (Tổng hợp)