Do cây cà phê có những yêu cầu đặc biệt về điều kiện sinh trưởng và phát triển nên không phải bất kỳ khu vực nào cũng có thể trồng được. Ở Việt Nam, vùng có diện tích trồng nhiều cà phê nhất chính là Tây Nguyên. Vậy vì sao Tây Nguyên trở thành vùng có diện tích trồng cây cà phê lớn nhất cả nước. Cùng The Power Coffee tìm hiểu bài viết dưới đay để hiểu rõ hơn điều này.
Tại sao cây cà phê lại tập trung nhiều ở vùng Tây Nguyên?
Tây Nguyên là vùng đất có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Đây là điều kiện rất thích hợp cho việc sinh trưởng và phát triển của cây ca phê. Tiếp đó chính là độ cao. Việc Tây Nguyên có nhiều vùng núi cao từ 1000 – 1500m trên mực nước biển rất phù hợp với sự phát triển của các giống cà phê. Chính vì thế mà nơi đây cây cà phê trở thành một trong những cây công nghiệp chính của vùng.
Nguyên nhân cây cà phê trở thành cây công nghiêp chính của vùng
Điều kiện tự nhiên
Về khí hậu:
Tây Nguyên là vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Vì thế nên rất thich hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê, nhất là cà phê Robusta. Giống cây này tjich hợp ở những nơi có độ cao từ 800m so với mực nước biển trở xuống. Nơi trồng nhiều nhất chính là Đắk Lắk
Còn ở độ cao 1000-1500 m so với mực nước biển nên rất thích hợp cho sự phát triển của cà phê Arabica. Nơi trồng cà phê Arabica nổi tiếng nhất, với sản lượng lớn nhất là Lâm Đồng
Ngoài ra nơi đây có độ ẩm không khí lớn nhưng lượng mưa lại không quá nhiều. Điều này làm giảm dự phát triển của sâu bệnh nhưng lại thích hợp cho sự phát triển của cây cà phê. Hơn thế nữa là sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn nên chất lượng cà phê xuất phát từ vùng này thường ngon hơn.
Là vùng có khí hậu cận xích đạo nên có mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Khí hậu này rất thích hợp cho việc gieo trồng và bảo quản cà phê. Ngoài ra, với lượng mưa ổn định nên việc tích nước tại các sông hồ thuận tiện cho việc tưới tiêu.
Về thổ nhưỡng:
Vùng đất Tây Nguyên được thiên nhiên ưu ái khi có diện tích đất đỏ bazan rộng lớn. Với diện tích hơn 80% là đất đỏ bazan màu mỡ, tươi xốp rất thích hợp cho cây cà phê phát triển. Vật nên đây là vùng có diện tích trồng cây cà phê lớn nhất cả nước. Cũng nhờ đó mà chi phi cho việc mua phân bón chăm sóc cũng được giảm xuống đáng kể.
Điều kiện kinh tế – xã hội của vùng Tây Nguyên
Ngoài điều kiện về tự nhiên thì điều kiện xã hội cũng là yếu tố không thể bỏ qua. Nơi đây không chỉ thu hút nguồn nhân lực địa phương mà còn hấp dẫn nhiều lao đạo động từ các miền khác trên cả nước. Điều này hình thành nên một nguồn lao động dồi dào cho việc phát triển của vùng Tây Nguyên.
Ngoài ra các tiến bộ khoa học kĩ thuật được áp dụng rất tốt trong việc trồng cây công nghiệp. Vì vậy mà việc chăm sóc, thu hoạch và bảo quản được nâng cao,. Từ đó đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.
Thị trường tiêu thụ cà phê cũng rất lớn không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Điều này làm cho cây cà phê trở thành cây công nghiệp chủ lực của vùng Tây Nguyên. Hơn nữa nhờ những chính sách phát triển của Chính phủ nên việc trồng và thu hoạch cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm của cây cà phê trở nên dễ dàng hơn.
Diện tích trồng cây cà phê ở Tây Nguyên là bao nhiêu?
Theo cuộc khảo sát của Nestlé Việt Nam tại các tỉnh Tây Nguyên (niên vụ 2019-2020) về diện tích trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên đạt khoảng 603.500ha (chỉ tính diện tích cà phê đang cho thu hoạch). Trong đó, Đắk Lắk là tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất với 210 nghìn ha, tiếp đến là Lâm Đồng 162 nghìn ha; Đắk Nông 135 nghìn ha. Còn lại là 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum lần lượt là 82,5 nghìn ha và 14 nghìn ha.
Trên đây là những lý do giải đáp về việc tại sao cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên. Hy vọng rằng những điều mà chúng tôi chia sẻ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như cung cấp những thông tin hữu ích đến cho bạn.
Hà Oanh (Tổng hợp)